Không chỉ giúp con có được một lộ trình học rõ ràng hiệu quả mà việc ba mẹ tạo động lực học tiếng Anh cho trẻ còn là một lời khuyên rất đáng để các bậc phụ huynh suy ngẫm.
6 cách để ba mẹ tạo động lực học tiếng Anh cho trẻ
Cách 1: Tích cực tham gia vào các bài học tiếng Anh của con
Ba mẹ hãy nhiệt tình với ngôn ngữ. Chính những hành động đọc báo, xem phim hay nói bằng tiếng Anh của mẹ là nguồn động lực, truyền cảm hứng cho con làm theo. Nhiều người Việt vẫn có quan niệm rằng để con tự mày mò sẽ nhớ lâu hơn, cũng như giúp con tự lập trong cách học. Điều đó không có gì là sai, nhưng điều đó sẽ dễ khiến con chán nản trong học tập. Tích cực tham gia vào những bài học của con sẽ có ích hơn là việc để bé tự mày mò tìm ra những quy tắc, những công thức riêng cho bản thân. Đôi khi một vài lời khen hay những món quà sẽ giúp bé thêm tự tin và là động lực mạnh mẽ cho con trong quá trình học tập.
Cách 2: Biến việc học tiếng Anh trở nên vui vẻ và thú vị
Vì phần lớn trẻ thường ham chơi nhiều hơn học. Tại sao bạn không nghĩ tới việc vừa học vừa chơi. Trẻ thích các hoạt động vui chơi nên khi học nói, từ vựng hay ngữ pháp có thể lồng ghép các trò chơi, hình ảnh và hoạt động vào để tạo hứng thú cho trẻ. Lứa tuổi của bé đã bắt đầu biết ghen tị, cạnh tranh. Hãy tận dụng điều đó làm động lực cho trẻ. Ví dụ: Nếu bé nào nói ít tiếng mẹ đẻ nhất trong trò chơi sẽ được quyền đi vào những vòng tiếp theo trong trò chơi.
Cách 3: Giúp con chọn cách học phù hợp với tính cách và sở thích của mình
Ba mẹ không thể quá ép buộc con trong một cách học khuôn mẫu, điều đó dễ làm bé cảm thấy chán nản, khó chịu. Hãy nghĩ về cá tính và sở thích của trẻ để có thể đưa ra những cách học tiếng Anh thích hợp nhất cho con bạn. Một đứa trẻ cá tính, hoạt bát sẽ thích những trò chơi có nhiều hoạt động chạy nhảy, còn một đứa trẻ trầm tĩnh hơn thì có thể thích các loại trò chơi nhẹ nhàng như ô chữ hay thẻ từ. Chẳng hạn như nếu con bạn thích thể thao, thì những câu chuyện, trò chơi hay từ vựng về chủ đề thể thao sẽ làm trẻ hứng thú
Cách 4: Ba Mẹ hãy lắng nghe ý kiến của con
Ba mẹ hãy để bé được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và chọn phương thức học sẽ là một động lực rất lớn. Việc này cũng cho phép con bạn chọn các tình huống hay đối tượng mà con cảm thấy thoải mái để học tiếng Anh. Ví dụ, bạn có thể khuyến khích con mình đọc tiếng Anh bằng cách cùng chọn sách tiếng Anh với con tại thư viện, cửa hàng sách hoặc trực tuyến trên mạng. 5. Thấu hiểu tâm trạng của con.
Hãy cố gắng chọn đúng thời điểm để giúp con thực hành tiếng Anh. Trẻ cần được tiếp thu bài học một cách thoải mái chứ không phải là ép buộc hay gắt gỏng. Điều đó chỉ càng làm bé thấy mệt mỏi với tiếng Anh mà thôi. Hãy nắm bắt tâm lý của con. Nếu con có dấu hiệu không muốn học, thay vì ép buộc hay đừng tức giận, hãy tìm hiểu lý do tại sao và thử lại lần sau.
Cách 5: Hãy thấu hiểu cho tâm trạng của con
Ba mẹ nên chọn đúng thời điểm để giúp con thực hành tiếng Anh. Trẻ cần được tiếp thu bài học một cách thoải mái chứ không phải là ép buộc hay gắt gỏng. Điều đó chỉ càng làm bé thấy mệt mỏi với tiếng Anh mà thôi. Hãy nắm bắt tâm lý của con. Nếu con có dấu hiệu không muốn học, thay vì ép buộc hay đừng tức giận, hãy tìm hiểu lý do tại sao và thử lại lần sau.
Cách 6: Tạo nhiều tình huống thực tế cho trẻ thực hành tiếng Anh
Trẻ sẽ vô cùng thích thú khi được tham gia các hoạt động kích thích trí tưởng tượng như diễn kịch. Đề xuất một vài tình huống như trạm xe buýt, nhà hàng hay siêu thị ….cho con bạn lựa chọn. Thay phiên nhau diễn các vai khác nhau. Từ đó, cung cấp cho trẻ những ngôn từ thích hợp cho các tình huống khi cần thiết. Dần dần con bạn sẽ sử dụng tiếng Anh giao tiếp thành thạo hơn. Tạo những tình huống sống động giống hệt trong cuộc sống bằng cách sử dụng những vật thật như đồ chơi cho cửa hàng đồ chơi, sắp xếp ghế thành dãy như trên xe buýt hay lên thực đơn cho nhà hàng … sẽ làm tăng hứng thú học tiếng Anh cho trẻ.