Đây được xem là nhận định đáng để tất cả các bậc phụ huynh quan tâm nhất là những gia đình đang cho trẻ học tiếng Anh sớm khi mà trẻ đến tiếng Việt còn chưa sõi.
Tại sao cho trẻ học tiếng Anh sớm là không cần thiết ??
Luôn là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh, việc cho trẻ học tiếng Anh sớm luôn nhận lại những ý kiến trái chiều từ phía gia đình trẻ cũng như các chuyên gia ngôn ngữ lẫn xã hội học.
Trong đó, theo các chuyên gia ngôn ngữ học người Việt đang giảng dạy tại các ngôi trường có tiếng trên thế giới như Úc, Mỹ và Canada cho rằng khi quan sát việc học tiếng Anh gần đây của trẻ em tại Việt Nam học nhận thấy rất nhiều bất cập.
Thứ nhất hiện nay ở Việt Nam, đang có một trào lưu cha mẹ đua nhau cho con đi học tiếng Anh từ rất sớm, thậm chí là cho con đi học từ khi con còn chưa biết nói tốt tiếng Việt. Điều này rõ ràng đang đi ngược lại các kết quả nghiên cứu về việc học ngoại ngữ. Vì khi đứng ở góc độ ngôn ngữ, trẻ chỉ học ngoại ngữ tốt nhất khi các con đã nắm vững tiếng mẹ đẻ. Hơn nữa theo nghiên cứu khoa học, thì trong 8 năm đầu đời, tất cả trẻ nhỏ đều cần phải được quan tâm và đầu tư thích đáng để có thể thông thạo tiếng mẹ đẻ.
Những hiện nay ở Việt Nam có 2 hiện tượng khi học song song hai ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh thứ nhất là hiện tượng “song ngữ cộng”, nói một cách dễ hiểu thì đây là lúc trẻ giỏi tiếng mẹ đẻ rồi, trẻ học thêm một ngôn ngữ khác nhưng vẫn duy trì được song song cả 2 ngôn ngữ. Và thiện tượng thứ hai là “song ngữ trừ”, có nghĩa là khi ngôn ngữ mẹ đẻ chưa sõi nhưng trẻ lại phải học thêm một ngôn ngữ khác, thì tiếng mẹ đẻ lúc ấy sẽ bị mai một dần thậm chí là biến mất.
Giải thích rõ hơn về hiện tượng “song ngữ trừ” thì khi ba mẹ cho trẻ học ngoại ngữ sớm quá sẽ có khả năng trẻ sẽ học kém tiếng Việt đi rất nhiều và thậm chí mất tiếng Việt, lúc ấy các chuyên gia gọi đây là hiện tượng “song ngữ trừ”. Rõ ràng điều này không có lợi, cả về góc độ xã hội cũng như góc độ làm cha mẹ và góc độ phát triển hiện tại cũng như tương lai của trẻ.
Vì từ góc độ làm cha mẹ thì ngôn ngữ, cụ thể ở đây là tiếng mẹ đẻ chính là công cụ hữu hiệu nhất để kết nối ba mẹ với con cái. Nhưng nếu ba mẹ người Việt thì có giỏi tiếng Anh đến đâu đi chăng nữa mà nói chuyện, giao tiếp, cũng như dạy dỗ con bằng tiếng Anh thì sự đón nhận của trẻ cũng sẽ rất thấp và sự kết nối có thể bị hạn chế, đặc biệt là khi khả năng tiếng Anh của bố mẹ có thể không bằng con.
Đó là chưa kể ở một số nghiên cứu kinh điển được tiến hành bởi nhiều Giáo sư đầu ngành tại Mỹ, Anh, Úc và ở nhiều Quốc gia châu Á khác cũng đã chỉ ra rằng, nếu so sánh một đứa trẻ đi học tiếng Anh sớm lúc 5 tuổi với một đứa trẻ đi học tiếng Anh muộn hơn lúc 8 tuổi, có cùng giáo viên cũng như cùng điều kiện học tập tiếng Anh tốt như nhau thì đến năm 18 tuổi, kết quả trả về liên quan đến trình độ tiếng Anh của 2 đứa trẻ là như nhau.
Vậy điều chúng ta cần hiểu ở đây là gì, tức là nếu chúng ta tin vào kết quả nghiên cứu ở trên thì tại sao chúng ta lại cho con đi học tiếng Anh sớm hơn 3 năm để làm gì? Vừa tốn tiền bạc, lại đánh mất tuổi thơ của con lúc nào không hay.
Trong khi đó, 3 năm ấy, ba mẹ có thể dành thời gian cho con vui chơi, vì đối với trẻ thời gian được vui chơi giúp con phát triển rất tốt bởi chơi chính là hoạt động trẻ bộc lộ hết con người và khả năng của ra cho thế giới. Do đó hãy quan sát con và hiểu con nhiều hơn trước khi cho con học bất kỳ thứ ngôn ngữ nào tiếp theo ba mẹ nhé.