Nỗi sợ học Tiếng Anh hay còn có thể hiểu theo tên Tiếng Anh là Foreign Language Anxiety (Lo lắng khi học ngoại ngữ) là một rào cản khá lớn trong quá trình học tập, rèn luyện và tiếp thu Tiếng Anh của trẻ.
Liệu rằng bố mẹ đã hiểu rõ về nỗi sợ học Tiếng Anh của trẻ chưa? Những phương pháp nào có thể giúp bố mẹ giải quyết vấn đề này cho trẻ?
Nếu bố mẹ vẫn còn đang gặp khó khăn trong việc giải quyết nỗi sợ học Tiếng Anh này cho trẻ, thì bố mẹ đừng lo nữa vì bài viết hôm nay sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về điều này và cách khắc phục được vấn đề này một cách tốt nhất.
Định nghĩa về nỗi sợ học Tiếng Anh (Foreign Language Anxiety)
Foreign Language Anxiety là tổ hợp đặc biệt về tri giác, niềm tin, tình cảm và hành vi phức tạp được sinh ra trong quá trình học ngoại ngữ. Nói đơn giản điều này xuất hiện trong quá trình học tập của trẻ từ nhiều yếu tố tác động đến nhiều mặt của trẻ.
Nỗi sợ học Tiếng Anh chia làm 3 loại: lo lắng về giao tiếp (communication apprehension), nỗi sợ bị đánh giá tiêu cực (fear of negative evaluation) và lo lắng về thi cử (test anxiety).
Nỗi sợ này ảnh hưởng đến trẻ rất nhiều trong quá trình học tập về khả năng bày tỏ quan điểm, ý kiến, phát biểu của trẻ, khả năng nghe nói, ghi nhớ, tập trung,…và nhiều ảnh hưởng xấu khác nữa.
Những phương pháp giúp trẻ vượt qua nỗi sợ học Tiếng Anh
Với môi trường quốc tế ngày càng tiệm cận, việc trẻ học thật tốt ngoại ngữ (đặc biệt là Tiếng Anh) vô cùng cần thiết và tốt đối với trẻ cho hiện tại và cả sau này. Vì vậy, bố mẹ cần có một phương pháp phù hợp để khắc phục những nỗi sợ học Tiếng Anh của trẻ kịp thời.
Đối với lo lắng về giao tiếp của trẻ
Lo lắng khi giao tiếp của trẻ thường sẽ ảnh hưởng rất nhiều đối với kỹ năng nghe và nói. Vì vậy, duy trì vấn đề này lâu dài sẽ kéo theo các kỹ năng khác của trẻ giảm sút và trẻ sẽ mất tự tin không chỉ trong việc học mà còn đến sinh hoạt mỗi ngày.
Chọn lựa môi trường học và chương trình học phù hợp
Hãy lựa chọn cho trẻ môi trường học mà tại đó các bạn bè đồng trang lứa và có trình độ như nhau, điều này giúp trẻ dễ dàng hòa nhập được với sự phát triển tư duy cùng các bạn. Đồng thời, với một môi trường phù hợp, trẻ thường sẽ giảm đi sự lo sợ và ngượng ngùng trong cách thể hiện, giao tiếp và quá trình học tập.
Với một môi trường và chương trình học phù hợp trẻ cũng có thể phát triển được những lợi thế bản thân và “mạnh mẽ” thể hiện bản thân được tốt hơn.
Cho trẻ làm quen dần với việc xây dựng cuộc hội thoại
Bố mẹ có thể cho trẻ làm quen với việc xây dựng cuộc hội thoại, trò chuyện gián tiếp thông qua phim hoạt hình và cho trẻ nói theo. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên trực tiếp chủ động trò chuyện với trẻ bằng Tiếng Anh thông qua các mẫu câu Tiếng Anh giao tiếp và từ vựng phù hợp với trình độ để xây dựng kỹ năng cho trẻ tốt hơn mỗi ngày.
Bằng việc tạo ra thói quen, trẻ sẽ dần thích nghi, đồng thời điều này cũng giúp ngăn chặn và hạn chế xuất hiện sự lo lắng khi giao tiếp của trẻ.
Đối với nỗi sợ bị đánh giá tiêu cực
Bố mẹ thường có thói quen quát mắng khi trẻ làm điều gì đó không đúng, vì thế điều này đã hình thành nên một sự tiêu cực trong tư duy trẻ. Trẻ thường sẽ không chủ động thể hiện bản thân vì đã có những đánh giá tiêu cực sau mỗi lần sai, thậm chí trẻ sẽ lựa chọn im lặng để không mắc phải sai lầm và không nhận những lời tiêu cực.
Vì thế, có thể nói điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy phát triển và tâm ló của trẻ. Bố mẹ cần áp dụng ngay những cách sau để khắc phục về vấn đề nan giải này.
Động viên và khích lệ trẻ khi mắc lỗi sai
Phụ huynh nên khích lệ và động viên trẻ sau khi trẻ mắc sai lầm để tạo thêm động lực cho trẻ tiếp tục cố gắng nếu có lỗi. Ngoài ra, việc khích lệ cũng làm trẻ hưng phấn và luôn tin tưởng bố mẹ.
Ngoài việc động viên bằng lời nói, phụ huynh có thể chuẩn bị một món quà trao thưởng nếu trẻ hoàn thành thử thách xuất sắc. Phần quà này cũng được xem như một nguồn năng lượng khích lệ lớn lao mà bố mẹ tạo ra.
Không nên so sánh và gây áp lực
Việc so sánh con với những người bạn đồng trang lứa cũng là một vấn đề khá phổ biến tại Việt Nam. Điều này vô tình dẫn đến việc trẻ luôn bị “đặt lên bàn cân”, có thể hình thành một tư duy tự ti với các bạn đồng trang lứa khi bản thân trẻ chưa tốt bằng hoặc có phần chậm hơn bạn.
Bố mẹ hãy nhìn vào thực trạng hiện tại của và quan sát, nhận định về giới hạn của trẻ. thay vì luôn đặt ra cho trẻ quá nhiều giới hạn lớn lao và so bì với một cá nhân khác.
Đối với nỗi lo về thi cử
Nỗi sợ học Tiếng Anh cũng hình thành nên nỗi lo về các kì thi. Điều này gây một áp lực không nhỏ cho trẻ, trẻ sẽ học theo khuynh hướng học đối phó hoặc học chỉ để thi. Điều này thực tế không đem lại đúng lợi ích của việc học Tiếng Anh mà khiến trẻ trở nên sợ hãi hơn khi “tiếp xúc” với Tiếng Anh.
Thay đổi nhận thức của trẻ về vấn đề thi cử
Để giải quyết được vấn đề này, bố mẹ cần phải định hướng nhận thức của trẻ về bản chất của việc thi cử. Thực tế, kì thi chỉ mang tính chất khái quát và đánh giá năng lực của trẻ. Giúp phụ huynh và trẻ nhận thức rõ, đánh giá, cố gắng và có một phương pháp học hiểu quả nhất sau kì thi.
Phụ huynh không nên tạo áp lực về việc thi cử để trẻ mang tâm lí lo lắng ảnh hưởng nhiều đến nỗi sợ và kết quả mà trẻ phải cố gắng đối phó để đạt được.
Như vậy, bài viết đã làm rõ những vấn đề về nỗi sợ học Tiếng Anh của trẻ đang gặp phải. Hãy xem xét những vấn đề trên và giải quyết cho bé một cách triệt để nhằm mang lại cảm giác môi trường học thoải mái, giúp trẻ tự do phát triển và sáng tạo không ngừng. STV Engish mong rằng sẽ luôn có cơ hội được đồng hành cùng ba mẹ trên con đường phát triển của bé.
Mr.Khoa