Xu hướng cho con tiếp cận ngoại ngữ từ sớm không chỉ diễn ra phổ biến ở các khu vực thành thị mà bắt đầu tăng dần lên ở những vùng nông thôn, nhưng để con có thể bắt đầu học ngôn ngữ thứ 2 này một cách hiệu quả ba mẹ cần biết được khi nào trẻ mới có thể tự học tiếng Anh.
Vậy khi nào trẻ mới có thể tự học tiếng Anh ??
Trên lý thuyết thì đối với những trẻ phát triển bình thường theo lứa tuổi hiện nay thì các con có thể tiếp thu từ 60% đến 100% nội dung kiến thức mà thầy cô truyền đạt lại từ giáo trình.
Tuy nhiên, ba mẹ nên hiểu là sách chỉ là một trong nhiều nguồn kiến thức cho quá trình học ngoại ngữ của trẻ chứ không phải là yếu tố duy nhất hay quan trọng nhất. Vì để có thể biến những kiến thức đầu vào từ sách vở trở thành thông tin hay và kỹ năng tốt để trẻ áp dụng vào cuộc sống phải phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như khả năng tiếp thu hay mức độ và tần suất mà trẻ tiếp thu ngoại ngữ ở trường và ở nhà.
Tuy nhiên, nếu đứa trẻ của ba mẹ được dạy bởi những giáo viên bản ngữ có phát âm chuẩn xác ngay từ đầu, thì khả năng phát âm của trẻ cũng sẽ chuẩn xác từng từ là rất cao, tần suất tiếp xúc với những dữ liệu càng khó về nội dung sẽ càng giúp trẻ nâng cao trình độ tiếp thu ngôn ngữ của mình khi trưởng thành.
Trong đó, khả năng dễ nhận biết nhất của trẻ khi học tiếng Anh từ sớm chính là nói, tuy nhiên ở giai đoạn này trẻ sẽ tiếp thu và xử lý nội dung đó trong im lặng thay vì giao tiếp liền như người lớn chúng ta.
Do đó, khi ba mẹ tìm kiếm những khóa học tiếng Anh cho con ở lứa tuổi từ 4 đến 11 không nên quá quan trọng việc bé nói được bao nhiêu mà nên chú trọng vào việc trẻ đã tiếp thu được đến mức độ nào.
Tức là việc các con hiểu nghĩa của các từ và khái niệm của chúng đến đây để có thể ứng dụng vào các bài tập được giao. Trong giai đoạn này trẻ cũng chỉ dừng lại ở mức nhận biết, tức “nhại” lại các từ và tập sử dụng các từ, cụm từ đã được học để diễn đạt ngắn theo cách mình hiểu thay vì nói được một câu dài như người lớn chúng ta.
Ba mẹ cũng cần lưu ý khi cho con học tiếng Anh trong giai đoạn này đó xây dựng cho con sự tự tin và say mê với tiếng Anh để con xem đây là mục tiêu học tập quan trọng.
Để làm được việc này ba mẹ cũng như giáo viên ở trường cần tạo nhiều sân chơi hơn nữa cho các con được hấp thụ ngoại ngữ một cách tự nhiên và ít áp lực nhất có thể.
Ngoài ra, ba mẹ cũng đừng quá lo lắng khi để con phải tự học thêm tiếng Anh trong khi con vẫn còn đang bập bẹ tiếng mẹ đẻ vì khi trẻ được sống trong một môi trường được dung nạp, khuyến khích và hỗ trợ tích cực cho việc học ngôn ngữ thì trẻ sẽ nhanh chóng tiếp thu hiệu quả 2 thứ tiếng cùng lúc.Tuy nhiên, nếu ba mẹ gây áp lực tiêu cực cho con trong việc học 1 hay 2 thứ tiếng sẽ vô tình làm ảnh hưởng chung đến sự phát triển ngôn ngữ đặc thù ở con.
Một lưu ý quan trọng nữa mà ba mẹ cần biết đó là nếu môi trường sống và học tập hàng ngày của con là môi trường ưu tiên việc phát triển song ngữ thì lúc ấy trẻ còn có thể hình thành được thói quen suy nghĩ bằng cả 2 thứ tiếng.
Trường hợp trẻ học tiếng Anh mà quên đi tiếng mẹ đẻ cũng chỉ xảy ra ở những trẻ phải nhập cư cùng gia đình ở một đất nước dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Nhưng trên thực tế cho thấy nếu trẻ được tiếp xúc với thứ tiếng thứ 2 càng sớm càng mang lại nhiều lợi ích lớn cho việc học tập của trẻ sau này. Đặc biệt là khả năng phát âm tiếng Anh, vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học thêm một ngôn ngữ thứ hai khi đã trưởng thành thường bị hạn chế về khả năng nói được như người bản xứ.
STV English hy vọng bài viết này thật sự bổ ích cho nhiều ông bố bà mẹ đang có nhiều thắc mắc về việc tự học tiếng Anh của con khi còn nhỏ.