“Cho con theo học tiếng anh ở trung tâm gần nhà hơn 2 năm mà cháu rất ít giao tiếp được với tôi bằng tiếng anh kể cả những cách hỏi thăm bình thường. Tại sao vậy, dù cháu nó rất chăm học??”. Đây chính là những chia sẻ vô cùng thật lòng của một phụ huynh xin được giấu danh tính đã gửi về cho STV English.
Thực tế, không ít phụ huynh đã lo lắng cùng một vấn đề như trên và mong muốn tìm ra câu trả lời hợp lý để có thể còn đủ niềm tin cho con theo học tiếng anh vì việc cho con học tiếng anh từ sớm là cả một vấn đề về chi phí và công sức của Ba Mẹ.
Hơn ai hết, STV English hiểu các bậc phụ huynh luôn muốn thấy được những kết quả học ngôn ngữ khả quan nhất của con nhưng phụ huynh ơi phụ huynh phải hiểu như thế này nhé trẻ nhỏ khi học ngôn ngữ nhất là tiếng anh mới thường tiếp thu nhanh hơn người lớn chúng ta. Nhưng trẻ lại không thể thức đêm vì để thu nạp và giao tiếp tốt một ngôn ngữ ít nhất phải dành 30% thời gian khi thức. Do đó, trẻ sẽ giao tiếp ít hơn trong vài năm đầu học ngôn ngữ (nhưng điều này có thể thay đổi theo theo thời gian)
Ngoài ra, các chuyên gia còn cho rằng trẻ học tiếng anh rất chịu khó viết từ mới, chăm chỉ học thuộc ngữ pháp thật ra là không sai nhưng nên để trẻ thường xuyên tiếp xúc ngôn ngữ gần gũi, thân thiện và càng được tương tác với người nước ngoài, người bản xứ nhiều thì nguồn tiếng càng chân thực. Khả năng tiếp thu ở trẻ càng được cải thiện rõ rệt.
Trẻ học tiếng anh nhưng lại ít thực hành được trong thực tế như người lớn chúng ta
Việc trẻ học tiếng anh nhưng kém trong giao tiếp dù đã học tiếng anh thời gian dài còn được giải thích là vì trẻ học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai thường ít được tiếp xúc với thứ tiếng này ở bên ngoài lớp học. Nếu cha mẹ không nói tiếng Anh với trẻ ở nhà, sự tiến bộ của trẻ trong việc tiếp thu ngoại ngữ sẽ bị chậm lại đáng kể.
Cũng có trường hợp trẻ phải chờ đợi cả tuần mới được học 1 buổi ở lớp tiếng Anh đồng nghĩa với việc trẻ mất nhiều thời gian hơn để nhớ lại bài cũ trước khi tiếp thu kiến thức mới. Chúng ta không thể thay đổi Việt Nam thành môi trường nói tiếng Anh, nhưng trung tâm tiếng Anh, lớp học tiếng Anh chính là môi trường nói tiếng Anh. Vì vậy nên trẻ càng có nhiều môi trường tiếp xúc, càng dễ dàng bứt phá về thứ ngôn ngữ thứ hai này.
Cách cải thiện giao tiếp tiếng anh cho trẻ tại nhà
Nếu trong thời gian giãn cách này bé không có nhiều cơ hội giao tiếp và học cùng giáo viên thì Ba Mẹ chính là những thầy cô giáo của bé. Hãy cố gắng tìm mọi cách để cùng bé giao tiếp tiếng anh xen kẽ việc nâng cao tiếng Việt.
Ba Mẹ có thể linh hoạt trong việc mời những người bạn tham gia “Ngày tiếng Anh” tại nhà thông qua các phần mềm như zoom
Chủ động mời bạn bè của con tham gia ngày tiếng Anh tại nhà theo quy tắc là tất cả các con chỉ có thể nói tiếng Anh. Bạn cũng nên thêm một số quy tắc thú vị – cho mỗi từ nói bằng bất cứ ngôn ngữ nào ngoài tiếng Anh, bé không làm được sẽ bị phạt. Khuyến khích các bé chỉ nói tiếng Anh, bất kì từ nào các con biết. Điều này sẽ dạy trẻ cách nghĩ bằng tiếng Anh. Nói cách khác, hoạt động này sẽ khuyến khích trẻ xử lý các ý tưởng bằng tiếng Anh và tránh việc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh trong khi suy nghĩ.
Hãy truyền đạt kiến thức tự nhiên bằng tiếng anh tại nhà cho trẻ
Truyền đạt kiến thức tự nhiên là những bài học không có trong sách vở mà là những hiểu biết thú vị về cuộc sống xung quanh trẻ, hãy nói cho trẻ nghe tại sao việc ăn uống lại quan trọng hay không nên ăn quá nhiều kẹo bằng tiếng anh.
Lúc ấy, con sẽ học nói tiếng Anh trôi chảy mà không cần chính thức tham gia bất kỳ lớp học nào. Đó là bởi vì trẻ sẽ sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ để tiếp thu mọi thứ khác từ cha mẹ. Phụ huynh hãy thường xuyên tạo ra môi trường giao tiếp bằng tiếng anh trong gia đình mình. Giao tiếp của trẻ sẽ được cải thiện rõ rệt nhờ những cách này và chính bạn cũng không thể tin rằng mình cũng được trao dồi thêm vốn tiếng anh từ những lần giao tiếp cùng con.