Nhiều ba mẹ lo lắng khi trẻ chưa biết chữ đã cho học ngoại ngữ nên cứ đợi con mãi đến khi học được chữ rồi lại đau đầu vì không biết là trẻ mới biết chữ có nên cho học tiếng Anh ngay luôn không ??
Vậy trẻ mới biết chữ có nên cho học tiếng Anh ngay luôn không ??
STV English hiểu rằng vì nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh đối với tương lai của con cái, nên nhiều ba mẹ sẵn lòng đầu tư, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con được học tiếng Anh sớm. Chính vì thế mà xu hướng trong một vài năm trở lại đây cho thấy độ tuổi bắt đầu học tiếng Anh của trẻ ngày càng sớm.
Và rồi có rất nhiều quan điểm xuất hiện xoay quanh vấn đề trên vì cho rằng không nên ép trẻ học tiếng Anh quá sớm, trong khi đó không ít ba mẹ vẫn cho con tiếp xúc với ngoại ngữ từ nhỏ (thậm chí rất nhiều gia đình còn để trẻ tiếp xúc với tiếng Anh trước và nhiều hơn tiếng Việt vì thấy trẻ bộc lộ khả năng học ngoại ngữ khá sớm.
Ba mẹ hãy hiểu rằng Tiếng Việt mới chính là ngôn ngữ nền tảng, và là hệ quy chiếu khi trẻ học tiếng Anh hay ngôn ngữ thứ hai. Vì những gì trẻ học được ở ngôn ngữ đầu tiên mới chính là kiến thức nền tuyệt vời khi học ngôn nhữ thứ 2 và cụ thể nhất ở đây chính là tiếng Anh cũng như những kiến thức học thuật khác của ngoại ngữ.
Cũng đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng việc tiếp thu kiến thức ở tiếng Việt sẽ chuyển đổi và ảnh hưởng vô cùng tích cực đến việc tiếp nhận và học tiếng Anh ở trẻ. Tức là việc học tiếng Việt và kiến thức bằng tiếng Việt giỏi thì khi cho trẻ học tiếng Anh và tiếp thu những kiến thức bằng tiếng Anh cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.
Nếu trước đây có một trào lưu coi thường tiếng mẹ đẻ cũng như coi việc biết và học tiếng Việt là cản trở đối với việc học và tiếp nhận tiếng Anh của trẻ thì rõ ràng những trào lưu này đã lỗi thời vì bị được xem là sai lầm với các nghiên cứu khoa học.
Theo các chuyên gia ngôn ngữ tại Việt Nam, hiện nay cứ 10 bé đến tư vấn về ngôn ngữ thì có đến 7 bé có vấn đề về giao tiếp và ngôn ngữ nói. Ngoại trừ những trường hợp chậm nói do chứng tự kỷ hay tăng động kém chú ý cũng như chậm khôn thì hầu hết là các trường hợp nói ít, vì vốn từ nghèo, nói linh tinh không biết là tiếng gì, càng không biết đặt câu hỏi, không chủ động nói xảy ra nhiều ở độ tuổi từ 3 – 5 và nguyên nhân có dính dáng ít nhiều đến tiếng Anh.
Vì rrên thực tế, việc cho trẻ “học”, “làm quen” hay “nghe nhạc – xem phim hoạt hình” để có thể nhận biết tiếng Anh sớm trong lứa tuổi mẫu giáo đang được xem là là chuyện tốt và nên làm trong khi những thông tin về giai đoạn phát triển vàng của trẻ từ 0 – 3 tuổi càng củng cố thêm niềm tin cho các ông bố, bà mẹ là phải cho con học – làm quen – chơi với tiếng Anh càng sớm càng tốt.
Đó là chưa kể khi mà sự phát triển “không gì cản nổi” của các trường quốc tế, hay trường mẫu giáo chất lượng cao… thì việc học tiếng Anh của trẻ càng được xem là điều cần thiết phải có trong khi đó tâm lý của trẻ thế nào, cách đón nhận ra sao lại không được quan tâm mấy.
Và rồi kết quả của việc cứ cho con đi học tiếng Anh sớm vì sợ qua “giai đoạn vàng” hay sợ thua con người ta thì ngoại trừ một số trẻ có trí tuệ tốt hay bình thường đã có một vốn từ vựng tiếng Việt cơ bản ổn định mới tiếp nhận các từ vựng tiếng Anh một cách thuần thục và đúng bài bản thì còn lại một số trẻ trở nên “nửa nạc nửa mỡ” trong giao tiếp.
Nói một cách dễ hiểu là Tiếng Anh thì biết dăm ba từ về màu sắc, con số, hay các con vật, tiếng Việt cũng chỉ nói được dăm ba câu ngăn ngắn không đầu không đuôi còn ba mẹ lại phải lo lắng vì sợ trẻ bị tự kỷ”. Chính vì thế, phụ huynh ơi trước khi muốn đầu tư cho con học thêm, biết thêm ngoại ngữ hãy xem xét đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ đã ổn thật sự chưa đặc biệt với lứa tuổi lên 3.
STV English cũng muốn khẳng định lại một lần nữa ý kiến từ các nhà khoa học đó là độ tuổi tốt nhất để trẻ tiếp cận với ngôn ngữ là từ 3 đến 7 tuổi. Vì lúc này, trẻ đã có kiến thức nền nhất định về tiếng Việt, nên trẻ sẽ tiếp xúc với tiếng Anh nhanh hơn cũng như nhận thức được việc học tiếng Anh như thế nào là tốt cho mình và sự kỳ vọng của be mẹ.