CÁC CẤU TRÚC LIKE THƯỜNG GẶP TRONG TIẾNG ANH

Các cấu trúc Like thường gặp trong Tiếng Anh

Like có thể được xem là một từ vựng quen thuộc với học viên. Tuy vậy, với mỗi cấu trúc ngữ pháp, Like sẽ mang một nghĩa khác nhau. Vì vậy, dù không quá phức tạp nhưng cấu trúc Like thực sự có thể gây sự hiểu nhầm đến học viên.

Vậy có tổng bao nhiêu cấu trúc Like trong tiếng Anh? Từng trường hợp cụ thể like sẽ mang theo ý nghĩa gì?

Bài viết hôm nay sẽ chỉ rõ tất tần tật cấu trúc Like trong tiếng Anh và cách áp dụng phù hợp đối với mỗi cấu trúc. Các bạn hãy đọc thật kỹ để hiểu rõ hơn về từng cấu trúc nhé!

Cấu trúc 1: Like + Object (Tân ngữ)

Đối với cấu trúc Like này, tân ngữ trực tiếp sau like là một đại từ hoặc danh từ, câu văn sẽ dùng để diễn tả sự thích thú với một cái gì đó hoặc một điều gì đó.

Cấu trúc 1: Like + Object (Tân ngữ)

S (Chủ từ) + like + Object (Đại từ hoặc danh từ)

Ví dụ: 

  • I really like bananas. (Tôi thật sự thích chuối.)
  • My dad likes the Iphone 14 pro max. (Bối tôi thích Iphone 14 pro max.)
  • Children often like toys. (Trẻ con thường thích đồ chơi.)

Chú ý:

Khi nhận được câu hỏi sau từ một người:”How do you feel about ___?” (Bạn nghĩ sao về ___?)

Bạn sẽ phải trả lời: I like it. (Không dùng I like.)

Ví dụ: 

  • A: How do you feel about milk tea? (Bạn nghĩ sao về trà sữa?)
  • B: I like it. (Tôi thích nó.)

Cấu trúc 2: Like + V_ing

Cấu trúc này thường dùng để diễn tả một sự thích thú với một việc làm, hành động nào đó.

Cấu trúc 2: Like + V_ing

S (Chủ từ) + like + V_ing

Ví dụ: 

  • I like drinking coffee and watching the rain. (Tôi thích uống cà phê và ngắm mưa)
  • My mother likes listening to folk music. (Mẹ tôi thích nghe nhạc dân ca.)
  • John likes playing with his cat. (John thích chơi cùng với chú mèo của anh ấy.)

Ngoài ra, chúng ta có thể dùng thêm tân ngữ trong câu. Khi này cấu trúc Like dùng để diễn tả sự thích thú người nào đó làm gì.

S (Chủ từ) + like + Object + V_ing

Ví dụ: 

  • I like my husband giving me gifts every holiday. (Tôi thích chồng tôi tặng quà cho tôi vào mỗi dịp lễ.)
  • I don’t like people phoning me after 11:00PM. (Tôi không thích mọi người gọi điện cho tôi sau 11 giờ tối.)

Cấu trúc 3: Like + to V

Cấu trúc Like này dùng để diễn tả ai đó thích làm việc gì hơn có sự lựa chọn và thói quen.

Cấu trúc 3: Like + to V

S (Chủ từ) + like + to V

Ví dụ: 

  • Between milk tea and coffee, I like to drink coffee. (Giữa trà sữa và cà phê, tôi thích uống cà phê.) – lựa chọn
  • It’s raining today. I like to drink hot coffee and watch the rain fall. (Hôm nay trời thì mưa. Tôi thích uống cafe nóng và ngắm mưa rơi.) – lựa chọn
  • My mother likes to go to the market every morning. (Mẹ tôi thích đi chợ mỗi sáng) – thói quen
  • Mary doesn’t like to go out when it’s raining heavily. (Mary không thích đi ra ngoài khi trời mưa lớn.) – thói quen

 

Đặc biệt với cấu trúc này, bạn có thêm tân ngữ (Object) vào sau like để diễn tả điều mình mong muốn người khác thực hiện.

S (Chủ từ) + like + Object + to V

Ví dụ:

  • John likes his students to do homework carefully. (John muốn những học sinh của ấy làm bài tập về nhà một cách cẩn thận.)
  • Jessica likes her dad to be able to drive her to school every day. (Jessica muốn bố cô ấy để có thể lái xe đưa cô ấy đến trường mỗi ngày.)

Cấu trúc 4: Like + Object + very much/ Very much + like + Object

Khi muốn nhấn mạnh sự yêu thích với một cái gì hoặc một điều gì đấy người ta thường sẽ dùng cấu trúc Like này.

Cấu trúc 4: Like + Object + very much/ Very much + like + Object

S (Chủ từ) + like + Object + very much.

S (Chủ từ) + very much + like + Object.

Ví dụ:

  • I like Youtube very much. = I very much like Youtube. (Tôi rất thích Youtube.)

Lưu ý 1:  Very much không đứng giữa Like và Object

Ví dụ:

  • Jason likes video games very much. (Jason rất thích trò chơi điện tử.)

Không dùng: Jason likes very much video games.

Lưu ý 2: Phải sử dụng “very much” với like, không sử dụng riêng “very” với like

Ví dụ:
Rosie very much likes her doll. (Rosie rất thích búp bê của cô ấy.)
Không dùng: Rosie very likes her doll.

Cấu trúc 5: Would like

“Would like” thường được dùng trong các câu yêu cầu, đề nghị hoặc lời mời một cách lịch sự, trang trọng.

Cấu trúc 5: Would like

S (Chủ từ) + would like + Object/to V

Would + S (Chủ từ) + like + Object/to V?

Ví dụ:

  • I would like some sugar. (Tôi muốn một chút đường.)
  • Would you like to eat more jelly? (Bạn có muốn ăn thêm thạch rau câu không?)

 

Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng Would like to để tránh lặp lại động từ nguyên thể.

Ví dụ:

  • A: How about playing soccer? (Chơi bóng đá thì sao?)
  • B: I would like to/I ’d like to. (Tôi thích vậy.)

 

“If you would like…” thường được dùng cho lời yêu cầu lịch sự (Mệnh đề theo sau đôi khi sẽ được lược bỏ). Đôi khi would cũng có thể bị lược bỏ chỉ còn “If you like…”

Ví dụ:

  • If you would like to take your seats, we will start showing the movie. (Làm ơn hãy ngồi vào vị trí của bạn, chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu phim.)
  • If you like to keep quiet…(Làm ơn hãy giữ im lặng…)

Cấu trúc 6: If you like

Bạn sẽ có thể dùng cấu trúc này để trả lời câu hỏi từ người khác (với mục đích cho người hỏi lựa chọn). Trong trường hợp này, Like mang nghĩa là muốn.

6 2

Ví dụ: 

  • A: Can I open the window? (Tôi có thể mở cửa sổ được không?)
  • B: If you like. (Nếu bạn muốn.)

Lưu ý: Không dùng If you like to.

Cấu trúc 7: Be like

Trong trường hợp này, “Like” sẽ đảm nhận vai trò như một giới từ với nghĩa là “giống như, như”. Theo đó, đối với cấu trúc Like này, người dùng sẽ sử dụng để diễn tả sự giống nhau (cả vẻ bề ngoài lẫn tính chất bên trong).

S(chủ từ) + be + like + Object

Các bạn có thể dùng các từ “quite, very, really, a bit, just, quite,…” trước “like” để nhấn mạnh cho sự giống nhau đó.

Ví dụ:

  • Jimmy is handsome. He is just like his father. (Jimmy thì đẹp trai, anh ấy giống như bố của mình.)

Đôi khi, “Be like” sẽ được sử dụng trong câu hỏi mang ý nghĩa là “như thế nào”.

What + be + S (Chủ từ) + like?

Ví dụ:

  • What is she like? (Cô ấy như thế nào? – hỏi về tính cách, nhân phẩm)

Lưu ý đặc biệt khi sử dụng “Like”

Trong tiếng Anh, các từ sau sẽ không sử dụng ở các dạng “Tiếp diễn” và tất nhiên trong đó sẽ bao gồm cả Like.

Lưu ý đặc biệt khi sử dụng “Like”

Các động từ không sử dụng ở các dạng tiếp diễn:

Like (thích), want (muốn), love (yêu), need (cần), prefer (thích hơn), believe (tin tưởng), contain (chứa đựng), taste (nếm), suppose (cho rằng), remember (nhớ), realize (nhận ra), understand (hiểu), depend (phụ thuộc), seem (dường như), know (biết), belong (thuộc về), hope (hy vọng), forget (quên)

Ví dụ:

  • I like this song. (Tôi thích bài hát này)

Không dùng; I am liking this song.

 

Như vậy, STV English đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các cấu trúc Like (cách dùng, ý nghĩa và ngữ cảnh). Các bạn hãy đọc thật kỹ và áp dụng thật tốt để xây dựng các kỹ năng Nghe, nói, đọc, viết sẽ ngày càng hoàn thiện tốt nhất nhé!

Mr.Khoa

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

connect

we'd love to have your feedback on your experience so far

small_c_popup.png

Gửi thông điệp cho STV

Đăng ký cho bé học thử tại STV ENGLISH ngay!