TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGỮ ĐIỆU TRONG TIẾNG ANH VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA TRẺ VIỆT KHI HỌC NGOẠI NGỮ

Tầm quan trọng của ngữ điệu trong Tiếng Anh

Ngữ điệu trong Tiếng Anh hay bất kì ngôn ngữ nào cũng đều rất quan trọng khi giao tiếp. Ngữ điệu giúp cho lời nói, sự diễn đạt của bạn trở nên trôi chảy và thể hiện được cảm xúc của người nói khi diễn đạt bất kì câu nói nào. Bên cạnh đó, ngữ điệu cũng giúp người nghe thực sự bị thu hút nắm bắt được ý chính mà người nói truyền đạt.

Bạn đã biết về ngữ điệu trong Tiếng Anh chưa? Đối với mỗi loại câu, ngữ điệu sẽ áp dụng như thế nào? Trẻ em Việt Nam sẽ có những trở ngại gì về ngữ điệu khi học tiếng Anh?

Bài viết hôm nay sẽ giải quyết một cách “triệt để” những thắc mắc của phụ huynh về  ngữ điệu trong Tiếng Anh cũng như những khó khăn mà trẻ em Việt Nam mắc phải về ngữ điệu khi học tiếng Anh.

Ngữ điệu là gì?

Ngữ điệu (Intonation) là sự trầm bổng, lên xuống, ngắt nghỉ của âm thanh khi nói. Ngữ điệu góp phần cho câu nói tự nhiên, trôi chảy, gây được sự chú ý của người nghe và nhấn mạnh được nội dung chính cũng như cảm xúc của người nói.

Đối với Tiếng Việt, ngữ điệu sẽ được quy định bởi các thanh điệu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngang). Tuy nhiên, đối với Tiếng Anh, vì không có dấu nên ngữ điệu sẽ phụ thuộc vào trọng âm.

Có sự khác biệt với âm nhạc tuy nhiên ngữ điệu khi nói cũng cần sự êm ái nhất định. Việc rèn luyện cho bản thân có một giọng nói truyền cảm và dễ nghe hoàn toàn là một điều có thể khi bạn luyện tập ngữ điệu phù hợp khi nói.

Ngữ điệu là gì?

Một số quy tắc của ngữ điệu trong Tiếng Anh

Ngữ điệu lên giọng (Rising intonation)

Ngữ điệu lên giọng là ngữ điệu mà cao độ ở những âm tiết cuối cùng của một từ, cụm từ hoặc một câu sẽ được nâng lên cao hơn những âm tiết ban đầu.

Rising intonation thường được sử dụng đối với các loại câu: Câu hỏi Yes/No (Yes/No question), câu hỏi đuôi (Tag question). Đôi khi, ngữ điệu lên giọng được sử dụng chỉ vì mục đích là diễn tả cảm xúc (ngạc nhiên, vui mừng, bất ngờ, xúc động,…).

Ngữ điệu lên giọng (Rising intonation)

Câu hỏi Yes/No (Yes/No question)

Đây là dạng câu hỏi mà từ hỏi bắt đầu bằng trợ động từ (Auxiliary verb), người nghe chỉ trả lời bằng Yes hoặc No và thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Ví dụ:

  • Can I borrow your pen? (Tôi có thể mượn cây bút của bạn được không?)
  • Are you going to visit Jessica with me? (Bạn sẽ đến thăm Jessica với mình đúng không?)
  • Did you finish your homework? (Bạn đã hoàn thành bài tập về nhà của bạn chưa?)

Câu hỏi đuôi (Tag question)

Dạng câu này sẽ là một dạng câu hỏi ngắn được đặt ngay sau một câu trần thuật, thường dùng trong giao tiếp hoặc các phần thi nói Tiếng Anh. 

Ví dụ:

  • Your sister will travel to America next week, won’t she? (Chị gái của bạn sẽ đi du lịch đến Mỹ vào tuần tới, phải không?)
  • You don’t like milk tea, do you? (Bạn không thích trà sữa, phải không?)
  • Tommy is working in the room now, isn’t he? (Bây giờ Tommy đang làm việc tại phòng, phải không?)

Diễn tả cảm xúc

Trường hợp này, các câu thường sẽ dùng để bày tỏ các cảm xúc.

Ví dụ:

  • I love it. (Tôi thích nó)
  • Really? (Thật chứ?)

Ngữ điệu xuống giọng (Falling intonation)

Ngữ điệu xuống giọng hay còn được gọi là Falling intonation, dùng để diễn tả việc bắt đầu câu với ngữ điệu cao và thấp ở những âm tiết cuối cùng của một từ, cụm từ hay một câu.

Trong Tiếng Anh, đây có thể được xem là ngữ điệu phổ biến nhất, thường được dùng đối với các dạng câu: “WH” question (Câu hỏi “WH”), câu trần thuật (Statements), câu cảm thán (Exclamations), câu mệnh lệnh (Commands).

Falling intonation thường được người nói sử dụng để báo hiệu kết thúc câu (kết thúc một nội dung) hoặc cũng có thể dùng để bày tỏ ý kiến và sự chắn chắn từ câu nói của mình một cách mạnh mẽ.Ngữ điệu xuống giọng (Falling intonation)

Câu hỏi “WH” (“WH” question)

Câu hỏi “WH” là dạng câu hỏi sẽ bắt đầu bằng các từ hỏi “What, When, Why, Who, Where, How” với mục đích hỏi về các thông tin và kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Ví dụ:

  • What’s your name? (Tên bạn là gì?)
  • When did you go to work yesterday? (Hôm qua bạn đã đi làm khi nào?)
  • Why were you angry yesterday? (Hôm qua tại sao bạn lại tức giận?)
  • Who is your father? (Bố của bạn là ai?)
  • Where will we go for the weekend? (Chúng ta sẽ đi đến đâu vào cuối tuần?)
  • How old are you? (Bạn bao nhiêu tuổi?)

Câu trần thuật (Statements)

Đây là loại câu phổ biến nhất trong tiếng Anh, là câu khẳng định hoặc tuyên bố một sự kiện, quan điểm hoặc ý tưởng. Thường kết thúc bằng dấu chấm và không mang ý nghĩa để hỏi, mệnh lệnh hay một yêu cầu nào.

Ví dụ:

  • I can go to school by bus. (Tôi có thể đến trường bằng xe buýt.)
  • David has a black bike. (David có một chiếc xe đạp màu đen.)
  • Nicky likes football very much. (Nicky rất thích bóng đá.)

Câu cảm thán (Exclamations)

Câu cảm thán thường kết thúc bằng một dấu chấm hoặc một dấu chấm than, thường dùng để bày tỏ cảm xúc về một sự vật hiện tượng một cách mãnh liệt từ người nói.

Ví dụ:

  • What a pretty girl! (Cô gái tuyệt đẹp!)
  • What a happy man he is. (Thật là một người đàn ông hạnh phúc.)

Câu mệnh lệnh (Commands)

Loại câu này thường dùng để yêu cầu người nghe làm một điều gì đó, thường sẽ kết thúc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm than.

Ví dụ:

  • Give me a reason! (Cho tôi một lí do đi!)
  • Go to the bed. (Đi ngủ.)

Ngữ điệu lên xuống (Rise – Fall intonation)

Ngữ điệu này diễn tả sự lên giọng ở một số từ và xuống giọng của một số từ trong câu của người nói. Rise – Fall intonation thường được sử dụng đối với 2 loại: Câu hỏi yêu cầu sự lựa chọn (Alternative question) và câu liệt kê (Listing sentence).

Ngữ điệu lên xuống (Rise – Fall intonation)

Câu hỏi yêu cầu sự lựa chọn (Alternative question)

Đây là loại câu hỏi đưa đến cho người nghe thông tin phải lựa chọn từ 2 trở lên và chọn 1 đáp án để trả lời. Các sự lựa chọn trong câu hỏi thường được ngăn cách bởi “or”.

Ví dụ:

  • Would you like to learn Monday or Wednesday? (Bạn muốn học vào thứ Hai hay thứ Tư?)
  • Which one do you prefer, cake or candy? (Bạn thích cái nào hơn, bánh hay kẹo?)

Câu liệt kê (Listing sentence)

Đây là câu trần thuật giới thiệu, nêu ra một loại các sự vật, hiện tượng, sự kiện, giữa chúng sẽ được ngăn cách bởi dấu phẩy hoặc “and”.

Ví dụ:

  • My family has 4 members: My mother, my father, my sister and I. (Gia đình tôi có 4 thành viên: Mẹ tôi, bố tôi, chị tôi và tôi.)
  • I left work, ate out, went home and slept early yesterday. (Tôi tan làm, đi ăn ở ngoài, về nhà và ngủ sớm vào ngày hôm qua.)

Những khó khăn của trẻ Việt về ngữ điệu trong tiếng Anh khi học ngoại ngữ

Trong tiếng Việt, ngữ điệu được quy định bởi hệ thống thanh điệu – 6 loại dấu (ngang, hỏi, sắc, huyền, ngã, nặng). Trong khi nói có thể phần lớn mọi người sẽ không để ý đến ngữ điệu vì cơ bản đối với tiếng Việt mỗi từ đều đã có một ngữ điệu riêng. Đôi khi, ngữ điệu tiếng Việt sẽ thay đổi tùy theo ngữ cảnh và cảm xúc của người nói.

Tuy vậy, ngữ điệu trong Tiếng Anh sẽ tập trung nhấn mạnh vào trọng âm và ngữ điệu cả câu vì đây là loại ngôn ngữ không có thanh điệu. Cũng vì có sự khác nhau về hai ngôn ngữ mà trẻ Việt học tiếng Anh sẽ có phần trở ngại nhất định. 

Thông thường, trẻ sẽ gặp phải lỗi không có ngữ điệu cho cả câu, nói với một giọng đều đều, không có điểm nhấn, lên xuống giọng. Hoặc nếu có ngữ điệu thì sẽ không có sự tự nhiên khi nói hoặc sẽ sai so với ngữ điệu trong Tiếng Anh.

Ngữ điệu trong Tiếng Anh - khó khăn của trẻ Việt khi học ngoại ngữ

Nhìn chung, bài viết mà STV English mang đến đã làm rõ cho phụ huynh và học viên về ngữ điệu trong Tiếng Anh. Những loại ngữ điệu thường gặp, những lí do và lỗi trẻ Việt mắc phải khi học Tiếng Anh. Phụ huynh hãy cùng ôn tập cùng trẻ để hoàn thiện dần về ngữ điệu và giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng nói mỗi ngày.

Mr.Khoa

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Tầm quan trọng của ngữ điệu trong Tiếng Anh

connect

we'd love to have your feedback on your experience so far

small_c_popup.png

Gửi thông điệp cho STV

Đăng ký cho bé học thử tại STV ENGLISH ngay!